21/2/13

PHƯỢNG HỒNG VÔ TÂM - TIẾNG CHUÔNG GIÓ - CHAP 24 -> 28

Chap 24:

Về nhà mà lòng tôi nặng trĩu, con An vì cớ gì mà lại khóc thầm như thế. Phải chăng tôi đã làm gì sai, hay lúc say đã lỡ miệng nói năng câu gì khiến nó buồn? Lý do nó khóc ngày hôm đó, mãi tới năm cuối cấp tôi mới biết. Chẳng hiểu tôi có gì đặc biệt mà lại khiến lắm người phải bận lòng đến vậy?


Nằm ngủ li bì ở nhà, người hâm hấp sốt, tôi cố gượng dậy để đi ra ngoài hít thở không khí mà không tài nào rời khỏi giường được, miệng đắng ngoét, mắt có cảm tưởng như bị ong chích sưng vù, khắp người ê ẩm. Đã lâu lắm rồi tôi mới dính phải trận ốm đến thế này, từ hồi học võ, toàn chỉ sổ mũi là cùng, chưa bao giờ đến mức độ kiệt quệ. Hôm qua mình uống có hơi nhiều nhưng đâu có đến mức làm lụng gì vắt sạch sức lực, giờ cầm cái cốc uống nước cũng thấy run run chực rơi. Buổi tối mẹ tôi phải nấu miến đem lên tận giường, bắt tôi uống cả vốc thuốc cho khỏi bệnh. Tôi ăn xong, chỉ uống có 2 viên panadol với một viên sủi, còn lại tôi lén hắt ra ngoài cửa sổ hết. Uống lắm thuốc nó sinh nhờn, lại càng đề kháng kém. Đang nằm ngủ thì tự nhiên chuông điện thoại réo, tôi cáu kỉnh nhấc máy nghe, đầu dây bên kia là thằng Việt, nó bắn một tràng liên thanh:

- Ê thằng bất tài! Tết này mày có về không, ở đây có mỗi tao với thằng biến dị kia, đi chơi chán quá!

- Tao còn đang ốm đây này, về gì nữa!

- Ốm hả? Làm sao mà ốm? 

- Thì….

Nó chợt ngắt lời tôi:

- Khoan khoan! Chú để anh đoán xem lý do là gì nào!

- Ờ ừm! Ờ ừm! Do gái gú hả? Anh biết mày phong lưu mà!

- Gái cái mặt mày. Trẫm uống say nên long thể bất an!

- Thế thôi. Hoàng thượng lên ngai vàng nổi mà nghỉ nhé, thần đi Dday với thằng Dũng đây! À mà quên, uống vừa thuốc thôi, tẩm bổ nhiều cho nó lại, báu bở gì mấy thứ hại thân.

- Ờ ờ rồi. Khổ lắm nói mãi!

Tết này không về quê chơi kể cũng tiếc, nhưng mọi năm tôi cũng ít về Tết, toàn về hè chơi cho đã. Căn bản là vì nhà tôi ngoài này bên ngoại là chi thứ nhưng lại gánh việc hương khói, họ hàng đến nên không đóng cửa về quê được. Hà Nội mỗi dịp Tết đến là trầm hẳn đi, trở về với Hà Nội ngủ yên sau những hàng xà cừ cổ thụ, trở về những con đường vắng tanh không có người qua lại, tôi thong dong đạp xe đi chơi mà không lo bị người đi sau kêu nhường đường, không lo va quệt. 

Nằm nhà đến tận chiều 28 tôi mới hơi khỏe lên, bước ra trần sau, đi lại bài Bát quái côn mà không nổi. Trận ốm này đến và đi như cơn bão, khỏi nhanh nhưng khiến sức tôi suy giảm nhiều, cố sức mãi mới đi xong cả bài, còn sai lệch nhiều chỗ, cây côn cũng cầm không vững, thế tấn thì nghiêng ngả. Lau mồ hôi, tôi tu nước ừng ực, đang nóng lắm mà không dám uống Pepsi lạnh, phải uống Orezon pha nước ấm. Nghỉ ngơi, ngồi ngắm nghía mấy chậu hoa của bố, đụng đụng thế nào tý thì gãy mất một nhành, vội vàng thôi, chạy lên phòng nằm cho an toàn, tránh ngồi đó ngứa tay táy máy hỏng cái gì nữa thì quắn đít. Chiều, tôi đi bộ lang thang ra xem chợ Tết gần nhà. Đúng là Tết nhất có khác, đông vui náo nhiệt hẳn, người mặc cả, người ra giá, tranh nhau đến cả bó lá dong. Xồ bồ quá tôi không thích, lang thang đi xa hơn, ra chợ hoa chơi. Sự lựa chọn đúng đắn của tôi là đây, nam thanh nữ tú đi mua hoa, cây cảnh về chơi Tết đều tới, nhưng cái tôi quan tâm là nữ tú. Biết bao em xinh xinh, mặc áo rét, đội mũ len, tay đeo găng, má đỏ ửng vì lạnh đang chỉ trỏ, níu tay bạn bè, người yêu, cái này đẹp cái kia hay. Nhìn ai cũng xinh tươi như những đóa hoa kia vậy, cơ mà tôi chẳng có cảm xúc gì hết, thấy nó cứ bình thường làm sao, không liên quan tới mình.

Đưa mắt rá quét khắp đám đông, tôi hi vọng tìm được ai đó, nhưng rốt cục thì cũng chỉ là đám đông xa lạ. Thở dài ngao ngán, dạo thêm chút nữa định đi về. Bỗng có ai vòng tay ôm tôi từ đằng sau, tiếp theo là cái giọng quen thuộc:

- Á à! Bị truy lùng thế mà dám một mình ra đây. Giơ tay lên không đánh chết, giấu xác làm phân bón hoa. 

Tôi mỉm cười hạnh phúc, nói:

- An! Mày có bỏ ra không! Tao hét lên là bị xâm hại giờ!

Nó vẫn ôm khư khư người tôi, hai bàn tay trắng nõn đan vào nhau cố ôm vòng hết người, nó lắc lư người, cười hì hì:

- Không bỏ! Mày hét thử tao xem nào. Tao thách!

Đột nhiên sau lưng hai đứa có giọng éo éo thái giám vang lên:

- Ối làng nước ơi! Tôi bị xâm hại, sướng quá cơ! Hớ hớ hớ!

Tôi quay vội ra sau, con An cứ ôm cứng lấy, đứng vòng ra sau lừng tôi, úp sát mặt vào lưng, cười khúc khích. Tôi thì nhìn bọn đứng sau là lũ nhí nhố lớp tôi đang kéo nhau đi chơi chợ hoa, chúng nó con trai ôm con trai, con gái ôm con gái, nhại lại y nguyên mấy câu hai đứa vừa nói với nhau. Nghe tiếng cười, con An mới hỏi, mặt vẫn úp vào lưng:

- Hưng biến thái! Có cái gì vui mà người ta cười ghê thế?

Tôi dở khóc dở cười, đáp:

- Mày thò cái đầu đần độn của mày ra mà xem!

Con An ló đầu từ sau ra nhìn, bắt gặp ngay ánh mắt chớp chớp mở to bệnh hoạn của lũ nhất quỷ nhì ma kia, mặt nó đỏ như gấc, buông vội tôi ra, chạy tót ra phía đám con gái đừng. Bọn con gái xúm xít vào trêu, vỗ mông, nhéo má, nó sợ quá chạy sang bên phía mấy thằng con trai, mấy thằng làm mặt gian xảo, cười hè hè nhìn nó. Không biết chạy đâu, nó bị xoay vòng vòng như chong chóng, cái dáng mũm mĩm chạy qua chạy lại, ngơ ngác không biết trốn vào đâu. Cuối cùng, nó tự nhiên chui tuột ra núp sau lưng tôi. Bọn bạn trông thấy thì ồ lên rõ to, có đứa còn đọc gào lên:

- Trinh sát báo cáo. Bắt được tổ chuồn chuồn trước cổng chợ hoa, yêu cầu cấp trên cho chỉ thị xử lý.

Xong chúng nó cười ầm ì hường ứng, làm bao người ngoái lại nhìn hai đứa bọn tôi. Chúng nó rủ tôi vào chơi chợ hoa, tôi đành phải đi theo cho êm chuyện, không cái mồm lại ngoạc ra hát hò, đặt vè, sáng mùng 1 chúng nó kéo đến đọc trước cổng thì dông cả năm mất. Con An vẫn lẵng nhẵng bám theo tôi như cái đuôi, mặt đỏ bừng, im thin thít không dám nói gì. Mấy lần nó nó lắt nhắt chạy sang theo đám con gái, chúng nó cười ré lên trêu, con An lại chạy tọt về níu áo tôi. Ôi sao hàng ngày nó mồm mép tép nhảy thế mà giờ câm như hến thế này, đang yên đang lành thì chẳng sao, tự dưng gặp đúng bọn giặc giời nó kéo tới. Đúng là không có cái rủi nào giống cái rủi nào.

Rời chợ hoa, con An bưng về một chậu hoa dành dành cỡ nhỡ, cao chưa đến 1m. Hoa này thơm thật, nhưng nhìn chẳng thấy màu sắc gì, thế mà con An lại thích. Suốt dọc đường đi, nó mệt nhọc bê chậu hoa, nâng niu như báu vật, tôi bảo để tôi cầm cho thì nó không chịu, khăng khăng đòi tự bê, còn lấy lý do rằng tôi mới ốm dậy không được làm việc nặng. Con ngốc này đúng là coi thường mình mà. Cái chậu hoa bé tí, thế mà kêu việc nặng! Chẳng biết con ham ăn đãng trí này nó có nhớ chăm cây không, chứ cái cây còn bé, lại bị thúc cho nở hoa trái mùa sớm thế này, không chăm cẩn thận thì vài tuần là tèo, thành củi cũng chẳng đáng. Phải ghi nhớ, mỗi ngày nhắc nó tưới cây, tuần bón phân mới được, không cây chết, nó chán nản, lại có cớ trêu mình. 

----------------------------------------------------------------------------------

Ngày 29 Tết, tôi dắt xe ra dạo, buổi trưa sau khi ăn Tất niên ở nhà xong là ra phố, tận hưởng cái thú xem nhà khác tất bất chuẩn bị cho đêm giao thừa. Đi qua khu phố, len lõi vào các ngõ, ngửi mùi hương trầm thoang thoảng, nhìn trẻ con xúm xít chạy chơi trên vỉa hè. Đi qua nhiều nhà, cảnh hay gặp nhất là một ông bố đang gò lưng, đốt gốc đào Tết, đứa con chạy lăng xăng bên cạnh, nghiền nhỏ B1, pha thuốc màu thả vào bình cắm, có nhà thì tỉ mẩn cắt hoa cắm hoa ngoài sân, í ới gọi nhau đem cái này, lấy cái kia, treo bóng đèn, chăng đèn nháy ngoài cây, lắm nhà còn lúi híu dựng cây nêu trên nền xi măng, dựng tí đã đổ, cả nhà lại chạy ra dựng lại. Khung cảnh sao mà đầm ấm, yên vui đến thế. Chân tôi cứ bước đi thoải mái, chẳng biết làm sao lại đưa lối tôi đến trước cổng nhà con An. Thôi, đã đến rồi thì vào chơi vậy. Vào nhà thấy hoa cắm Tết bày la liệt, kéo cắt vứt lung tung, rồi góc này là cuộn dây đèn nhấp nháy, góc kia đang nghiêng ngả cành đào còn nụ vì để lạnh, chắc anh em nhà con này bị ông bán đào nào xỏ rồi. Tôi đứng ngoài đánh tiếng, con An mặc bộ quần áo nỉ, lon ton chạy ra. Tôi hỏi về cái mớ bừa bộn kia, nó gãi đầu gãi tai kêu bố mẹ đi về quê cả, còn mỗi hai anh em chẳng biết chuẩn bị Tết ra làm sao, anh nó vừa bị dằm đâm vào tay, nó vừa nhổ ra được thì tôi gọi. Ôi hai bác đi đâu mà để anh em con An nó làm tan hoang nhà cửa thế này chứ! Tôi đành xắn tay áo vào, chỉ đạo luộc gà, đồ xôi, may mà gạo nếp, măng với nấm hương nó ngâm từ trước rồi, không hôm nay mới ngâm thì ngu mặt. Trong lúc chờ nồi gà, tôi chạy ào ra chợ với anh nó, mua về mấy bông hoa Tết cắm tạm, xong lại è cổ ra đốt gốc đào, ngâm B1, pha nước ấm thúc cho hoa mau nở. Nhìn bố tôi làm thế nào, tôi chuẩn bị y chang thế đó, không dám sai một ly, giờ mới thấy công việc của đàn ông trong gia đình nó vất vả làm sao. Chuẩn bị hòm hòm, tôi chạy vào bếp làm nem, luộc thịt bò, bóc bánh chưng, đơm xôi ra đĩa, rồi quên mất mua cả xôi gấc, hoa hồng về cúng giao thừa, lại hộc tốc chạy ra mua, may mà người ta còn bán. Đến gần 7h tối, tôi sắp sẵn mâm cúng Tất niên lên bàn thờ, định thắp hương thì sực nhớ ra mình không biết khấn. Đành phải gọi điện về cho thằng Việt, nghe tôi trình bày xong, nó còn đùa được:

- Thế ông đảm đang muốn bài khấn kiều gì? Phong cách nào tao cũng có, tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Mã Lai, cái gì anh cũng biết. 

- Thôi bố đọc bài khấn Nôm cho con nhờ!

- Ờ! Lấy giấy bút ra chuẩn bị chép lời vàng ý ngọc nhé!

- Mẹ cha mày, đọc nhanh lên!

Rồi nó đọc cho tôi một trành dài dằng dặc, xong lại thêm một bài khấn kiểu Hán Việt nữa. Tôi bảo con An nhìn tờ giấy của tôi rồi chép lại cẩn thận, xong anh nó nhìn vào học thuộc mấy câu chính, cứ thế mà khấn. Lại biên ra thêm một bản riêng để khấn giao thừa nữa. Tối hôm đó, tôi xin phép bố mẹ ở lại ăn Tất niên nhà con An, cùng anh nó chuẩn bị nốt mấy phần cho đêm giao thừa. Lần đầu tiên trong đời, tôi chuẩn bị một bữa cúng Tất niên, Trừ Tịch, nhưng lại không phải cho nhà mình. Thạo quá cũng khổ, không biết gì cũng khổ! 
Ngồi xem Táo quân với anh em chúng nó, cười đau cả ruột, đến chừng 10h, hết Táo quân, tôi vội xin phép đi về, không về muộn đường tắc, quá 12h bước chân vào nhà xông đất, mẹ tôi vác chổi ra đập mất.


Chap 25: 

Đêm Giao thừa, lúc tôi về đến nhà thì vừa đúng 10h15, trông thấy tôi, bố hỏi:

- Ghê nhề! Hôm nay lại chuẩn bị Trừ tịch cho nhà người ta cơ đấy. Thế bao giờ định chuẩn bị Trừ tịch cho cả nhà anh nhà em, để bố mẹ kiếm thằng cháu kháu khỉnh nào?

Tôi nóng bừng tai, cười cười với bố rồi phóng như tên bắn lên phòng. Ở dưới, bố tôi vừa xem củ thủy tiên vừa cười ha hả, còn mẹ thì gạt đi, kêu:

- Cái ông này. Con nó bé tí, biết cái gì mà. Toàn tiêm nhiễm vào đầu nó cái lăng nhăng!

Đứng trên sân thượng lộng gió, tôi nhìn về bốn phía xung quanh nhà. Nhà hàng xóm đã đang tíu tít gọi nhau bày biện cỗ cúng, dưới đường, lác đác vài người đi muộn giờ mới ì ạch ra Bờ Hồ xem bắn pháo hoa, trên vỉa hè, các cụ mặc áo dài đỏ, nhà này nhà nọ đội mâm lễ lên đình, trẻ con chạy tung tăng đằng trước. Hường mắt ra xa hơn, tôi thấy hình như phía xa xa có một đứa con gái đang đứng khóc, còn một thằng con trai thì đang chạy vòng quanh cố dỗ cho nó nín thì phải. Bất giác thấy hai đứa bé này giống hệt tôi và con An, tôi mỉm cười, lại mông lung suy nghĩ về cái lý do mà con An khóc. Lắc đầu thở dài ngao ngán, tôi vẫn chẳng tìm ra được một lý do thích hợp cho chuyện này. Tạm gác lại một bên, tôi cố gắng tìm sự bình yên trong tâm hồn, để thanh thản đón chờ giờ khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Khi cái sự tĩnh tâm nó sắp đến với tôi thì tự nhiên chuông điện thoại réo ầm ĩ, tôi hít một hơi dài, nhấc máy nghe bằng cách bình tĩnh nhất có thế:

- A lô ai đấy ạ!

- Tao Việt đây! Chúc thằng bất tài sang năm mới hết bất tài nhé!

- Cậu Vàng hôm nay mạnh miệng nhể. Anh cũng chúc chú năm mới thành công, học được lắm món mới, thoát khỏi cành củ riềng mắm tôm!

- Tốt tốt tốt! Anh kết….à mà thằng bốn mặt, mày xỏ lá bố!

- Thế mà còn mở mồm tốt. Cho tao gửi lời chúc đến bố mẹ mày, Ngọc Anh, thằng đột biến nữa. 

- Ừa ừa, được, qua câu chuyển lời khuông vàng thành ngọc của anh, đảm bảo lời chúc bẩn bực của chú sẽ đẹp như mơ! Mải nói chuyện, tý thì quên. Bao giờ đón giao thừa thì mày đứng trên sân thượng, nhìn về hướng Nam nhé, cho nó tốt phúc.

- Rồi rồi! Cơ mà đằng nào tao chẳng nhìn hướng Nam, pháo hoa ở hướng đó mà. 

- Thế nhé. Thôi tao với con em tao cùng nhà thằng Dũng đi đội lễ đây. 

Bên kia đầu dây chuẩn bị cúp máy thì có tiếng quát vọng ra của thằng Việt:

- Thằng phàm ăn! Mày nhòm nhòm gì con gà cúng đấy, tránh xa 3m cho tao. Hit hít cái….! Thầy ơi, thằng Dũng nó định ăn trước Thành hoàng.

Tôi phì cười, tưởng tượng đến cái cảnh thằng Dũng đàng thèm thuồng nhìn vào con gà béo ngậy, thằng Việt sẽ chạy ra sân, tay vớ đại một món đồ nghề nào đó để rượt. Đuổi mãi không kịp, thằng đột biến nó vẫn khỏe re, nhăn răng cười, cậu Vàng thì thở hồng hộc, khoát tay kêu:

- Năm hết Tết đến, Tao đại xá cho cái mạng lợn của mày!


Chỉ còn nửa tiếng nữa là đến Giao thừa, tôi nhìn xuống đường, dõi mắt theo những người đang ào ào tiến đi hái lộc, chính xác là cướp lộc thì đúng hơn. Hai đứa bé dỗ dành nhau góc kia đã đi mất, chắc giờ này chúng nó vui lắm, trẻ con dễ giận, dễ làm lành mà. 
Thời khắc sang năm mới chỉ còn cách có vài phút, tôi quay người ngoảnh mặt về hướng Nam theo lời thằng Việt. Các cụ bảo đêm Giao thừa là đêm hai ông hành khiển chuyển giao công việc cho nhau, chư thần đứng thành hàng dài trên bầu trời. Tôi ngước nhìn lên bầu trời đen kịt đêm nay, tự hỏi liệu có vị thần nào trên kia thấu nỗi tơ lòng tôi bây giờ? Bỗng tiếng pháo hoa nổ ì oành, tôi giật mình trở về thực tại, mắt ngước ra xa nhìn pháo bắn lên từ công viên Thủ Lệ. Hồi này nước mình toàn tự sản xuất pháo hoa nên chất lượng còn chưa ổn, trước dùng pháo Tàu bắn bay cao cứ gọi là, mà màu sắc cũng tươi tắn sặc sỡ hơn, bông pháo rơi cũng chậm hơn. Nhưng người Việt dùng hàng Việt vậy, cái gì tự làm thì mình dùng, lâu dần ắt nó sẽ tốt. Chẳng rõ năm nay tại pháo bắn chán hay vì lý do nào khác mà năm nay tôi xem pháo hoa không có cái cảm giác vui sướng, háo hức như mọi năm. Nhìn từng bông pháo rơi, tôi lại liên tưởng đến một khuôn mặt thân thương mà không tài nào định hình nổi đó là ai. 
Bên cạnh tôi, tiếng bố tôi đang lầm rầm khấn cúng Giao thừa:

- Gia chủ là….Ngụ tại:…..Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới. Kính lạy các vị chư thần, thổ địa thành hoàng, cao tằng tổ khảo, bà cô ông mãnh,…..
Cẩn cáo!

Mùi hương trầm nghi ngút, phảng phất quanh tôi, chẳng biết tại sao mà mỗi khi ngửi mùi hương trầm, tôi lại tĩnh tâm được. Từ từ dõi mắt xuống đường, nhìn nhưng người đi hái lộc về, kẻ mang cành, người mang lá, người đi chùa về nhà xông đất. Bỗng dưới kia, lọt vào tầm mắt tôi là một dáng người quen thuộc, mặc cái áo khoác có mũ to lù lù, lúc lắc người chạy lon ton, trên vai vác một cây mía dài ngoằng, trông chẳng cân xứng với dáng người gì cả, đã thế không vác dựng lên lại còn vác xuôi ra sau nữa, tồ thế không biết. Định gọi to: "An hâm không biết cầm mía!" nhưng thôi, mình mà gọi, nó lại ngô nghê quay lưng lại, ngước lên trên này. Cây mía cồng kềnh kia nó sơ ý quật vào ai thì đúng là tai họa. Ở trên, tôi tựa vào ban công, mắt dõi theo bóng dáng ngộ nghĩnh đó tới khi nó đi khuất dần, đến hết khúc quanh, tôi mới mỉm cười an tâm trở vào, lòng thấy vui hơn lạ thường. 

Thấy hơi đoi đói, tôi xuống dưới nhà làm chéo bánh chưng, lại tu thêm nửa chai Coca, khề khà vác bụng leo lên gác, tôi nằm dài ra salon, bật TV xem có chương trình gì mới không. Đêm nay HBO chiếu chẳng có phim nào ra hồn, toàn chém giết, máu me, mở sang Starmovie thì cũng tương tự, đành ngồi bật Hoàng Phi Hồng lên xem. Chán chê mê mỏi, tôi lên phòng, thả lưng xuống giường là ngủ luôn. Sáng mùng 1, tôi dạy muộn hơn mọi ngày, 7h sáng mới dậy. Xuống nhà ăn bánh chưng rán chấm tương ớt, của nếp ăn vào no lâu thật, ăn có hai miếng mà đến trưa vẫn no, ăn cơm trưa có tý xong lại lên máy ngồi chat với lũ bạn. Chuông điện thoại lại reo, đầu dây bên kia là giọng con An véo von:

- Hưng biến thái! Chúc mừng năm mới! Tao vừa tỉnh giấc nồng xong!

- Ghê nhỉ! Dậy sớm quá cơ! Lúc nãy tao gọi sang nhà mày mà chẳng thấy ai nghe máy. 

- Tao ngủ say quá. Anh tao thì đi chúc Tết rồi, khóa cửa nhốt tao ở nhà này!

- Ăn lắm, ngủ nhiều cơ! Mày mà đi chúc Tết cùng anh mày thì có phải là có tiền mừng tuổi rồi không. Sáng giờ tao được 200k tiền mừng tuổi này!

- Sướng thế! Lớn rồi còn được mừng tuổi! Mày ơi tao đói!

- Ơ thế có cần Hưng ngố sang không ?

Con An im lặng không nói gì, chắc mặt lại đỏ bừng lên, lúng búng không mồm mép tép nhảy nữa rồi. Lúc sau, tôi hỏi:

- Ê con ngẫn! Mày bị mèo ăn lưỡi rồi à?

Giọng nó lại tươi lên:

- Tao hát mừng tuổi mày nhé!

- Biết hát cơ à?
- Thế có nghe không nào?

- Có có có!

Rồi tôi áp chặt ống nghe vào tai, người đung đưa theo giọng hát của nó. Con An hát hay thật, thảo nào mọi người bảo năm lớp 9 nó nổi vì hoạt động tập thế, giọng hàng ngày nghe léo nhéo mà giờ nghe cao, trong y như Fiona Fung, nó hát bài Pround of you, tôi cá là nó hát còn hay hơn ca sĩ chính nữa. Nghe từng thanh âm, từng câu hát nhẹ như gió thoảng, cảm giác như tiếng chuông gió làm bằng thủy tinh vậy, trong sáng và thuần khiết hơn hết thảy mọi thứ tôi từng biết. 

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=y1Q752l4rI

Hát hết bài, tôi vẫn im lặng, mắt lim dim cảm nhận giai điệu thì lại có tiếng con An e dè hỏi:

- Tao hát có hay không?

Tôi đáp như điên:

- Hay hay hay! Nghe còn hơn Fiona, bao giờ biểu diễn cùng tao nhé, tao đánh đàn cho mày hát. 

- Ừ! Thôi tao đói rồi, đi lục xem còn gì ăn đây! Chào mày nhé!

- Chào!

Tôi thẫn thờ, gác máy, lúc nãy đã định nói gì đó với nó nhưng lời nói như bị chặn lại bởi một rào cản không tên. Ngày mùng 2 Tết của tôi trôi qua đều đều như nhau, chỉ có tiếp họ hàng, thăm hỏi vài câu, đi quanh xóm chúc Tết. Sang mùng 3, tôi như được sổ lồng, mặc vội quần áo rồi bay luôn ra ngoài đường. Hôm nay đường Hà Nội vắng tanh vắng ngắt, mãi mới có một vài chiếc xe máy đi qua, không còn cảnh chen chúc nhau trên đường, xe cộ để bừa bãi nữa. Hôm qua con An nó rủ mình đi chơi, hôm nay phố xá vắng tanh thế này, biết tìm đâu ra chỗ hàng quà cho nó nhỉ? Thôi cứ sang đã rồi tính sau! Đi vào thì thấy nó đang chơi nhảy dây ở đầu ngõ với mấy đứa trẻ con, gớm, nhìn lẫm chẫm như con nít mà nhảy hăng thế, lại còn tháo cả giày dép ra nhảy chân đất nữa chứ. Thấy tôi đến, nó nhón chân chạy ra, cười toe toét:

- Hưng biến thái! Đến nhanh thế! Vào chơi với tao!

- Chơi nhảy dây á?

- Thằng đần! Vào nhà chơi! Mà nếu thích mày chơi nhảy dây cũng được!

- Thế đầu năm đã có ai vào xông đất chưa đấy? Không tao vào cả năm dông thì lại "thằng Hưng"! 

- Đầu năm tao đi lấy lộc, về xông đất luôn rồi! 

Nhớ lại cái cảnh con nhóc ngố ngố vác cây mía dài ngoằng, tôi lại buồn cười. Con An lon ton chạy trước, một tay xách giày, một tay mở cổng vào. Tết nhất gì mà nhà cửa bề bộn, chỗ này gói mì, chỗ kia gói khoai tây ăn dở, trên kệ TV là cái bát gì gì không rõ nữa. Mọi khi con này mắc bệnh sạch sẽ mà sao giờ nó để bẩn thế! Tôi chỉ tay vào cái đống bừa bộn hỏi:

- Mày đã làm gì với căn nhà của mày?

- Mày hâm à? Tết kiêng không quét nhà đấy!

- Quét thì cứ quét, không hắt rác ra đường là được. Bẩn thế này mà hai anh em mày cũng chịu được!

- Hì! Thế à?

Nói xong, nó bay vào cầm cái chổi, dọn nhanh như gió, tôi còn chưa quét xong nửa gian ngoài nó đã dọn hết cả tầng 1 rồi. Đúng là sức mạnh của đứa bị bệnh sạch sẽ quá mức. Lau dọn hết cả 4 tầng thì tôi và nó mệt phờ người, ngồi trên bậc cầu thang thở phì phò. Con An lặc lè đứng dậy, lấy một chai Fanta to đùng ra, mỗi đứa uống hết mấy cốc mà vẫn không hết khát. Nghỉ một lúc, tôi quay sang hỏi nó:

- Thế bây giờ mày định đi đâu chơi?

- Tao không biết! Nhưng đói rồi, mày làm cái gì cho tao ăn đi! Hai hôm nay toàn ăn cơm anh tao nấu. Tao sợ lắm rồi! Mai bố mẹ tao mới ra Hà Nội, tao không muốn ăn thêm bất cứ cái gì lão ý làm nữa đâu, món nào cũng như than với cháo ý! 

Khổ thân nó, tâm hồn ăn uống mà bị đúng phải ông anh cái gì cũng cạp được. Tôi đứng dậy, vào bếp xào gói mì cho nó, làm cả một đĩa to đùng. Nó hỏi tôi:

- Mày không ăn hả Hưng?

- Không! Mày ăn đi cho béo!

- Thế tao ăn nhá!

Nói rồi nó ngồi ăn ngon lành, chắc mấy hôm nay nuốt lắm than qua nên ăn mì xào cũng thấy ngon hơn. Ăn xong, nó rửa bát rồi lên nhà thay quần áo, khoác cái balo hình con thỏ, rủ tôi đi chơi. Tôi hỏi đi đâu thì nó ngồi tót lên xe, túm mũ tôi giật giật, kêu:

- Cứ đi đi! Tao tìm được chỗ này chơi hay lắm!

Tôi đành làm xe ôm bất đắc dĩ, nó chỉ đâu thì rẽ đó, có lúc nó nhớ nhầm đường, lại vòng ngược lại nữa. Đi mãi, có khi phải ra tận ngoại thành rồi, nó kéo ngược tôi ra sau, hét toáng lên:

- Kia kìa! Chỗ ngã rẽ có thằng bù nhìn rơm kìa! 

Nó chỉ vào một con đường đất, tôi lặc lè đi theo hướng nó chỉ, con đường này một mặt là cánh đồng rộng bạt ngàn, một mặt là rặng bạch đàn rì rào, đi ở đây tôi lại thấy nhớ nhớ, cảm giác như đang đi trên đường ruộng quen thuộc ở quê.
Càng đi càng vào sâu hun hút, chẳng thấy điểm cuối đâu, gió từ đồng thổi ù ù, rét cóng tay. Con An bắt đầu lạnh, nó kéo mũ len xuống thấp hơn, rướn người lên trước đội mũ áo khoác lên cho tôi, thấy tôi ăn mặc phong phanh, nó lôi đâu ra một cái khăn len trắng tinh, quàng vào cổ tôi, quấn mấy vòng. Đi theo hướng nó chỉ, đến chừng giữa con đường thì tới một cái điếm kiểu cũ, là một cái nhà ngói, tường quét vôi trắng đã bong tróc nhiều mảng. Chỗ này mà nó cũng tìm ra được thì giỏi thật, con gái mà đi xa gớm. Dựng xe vào cạnh tường, nó lấy trong cái balo bé tí ra một tấm nilon to chừng 3m vuông, xong lại lôi ra 3 túi thịt bò khô với 4 lon bia. Bày biện xong, nó đập đập tay vào cái chỗ bên cạnh, ra ý tôi ngồi xuống. Tôi hỏi:

- Mày bày ra cái trò gì thế?

- Ngồi đi, hôm nay tao mang bia uống này!

Con này ngộ thật, tự dưng hôm nay lại điên điên, thích uống bia. Uống bì thế nào với mình được. Tôi bật một lon, nó cũng bật một lon, hai đứa vừa uống bia vừa xé bò khô ra nhai. Chợt con An bảo tôi:

- Hôm nay mày mang sáo à?

- Ừ!

- Thế thổi cho tao nghe đi!

Chẳng biết từ bao giờ, tôi sinh ra thói quen mang theo cây sáo mỗi khi đi chơi cùng nó. Đặc biệt là từ hồi tôi biết thổi nhiều bài hơn, trình độ thổi cao hơn thì tôi chỉ mang sáo ra ngoài mỗi khi đi chơi với con An, ngoài nó ra, hiếm ai nghe được tôi thổi sáo, lắm người con chẳng biết tôi có thổi sao được hay không. 
Thổi bài Tình nhi nữ, Hoa bằng lăng, con An vừa ăn vừa nghe, uống hết 1 lon nó không uống thêm được nữa, chỉ ngồi ăn bò khô. Nghe xong, nó ngước lên nhìn tôi, mắt hoe đỏ:

- Hưng! Mày vẫn chưa quên được chuyện đó à?

- Chắc thế! 

- Ngay cả hôm ăn Tất niên, tao nghe mày thổi cũng thấy thế!

Tôi sững người. Hôm đó tôi cười phớ lớ, dù buồn nhưng giấu hết cả trong cái mặt nhăn nhăn nhở nhở. Vậy mà khi tôi thổi sáo, nó cũng đoán ra được. Chắc trên đời người hiểu rõ ruột gan tôi chỉ có nó. Đến thân thiết nhất trong đám bạn như thằng Việt mà có những lúc tôi còn khó khăn khi thổ lộ, vậy tại sao lúc ở bên cạnh con An tôi lại thấy thanh thản, thoải mái đến thế? Một thứ cảm xúc mơ hồ không rõ ràng cứ quấn lấy tôi, bao lần tôi tìm câu trả lời cho cảm xúc đó, để rồi khi tôi có câu trả lời thì lại muộn mất rồi. 
Tôi uống sạch 3 lon, thấy người hơi chếch choáng nhưng vẫn còn tỉnh táo lắm. Con An chợt than buồn ngủ rồi than lạnh, tôi đứng dậy kéo tấm phên phía sau điếm lại, vậy là gió không lọt vào được nữa. Bỗng dưng nó níu lấy người tôi, nói;

- Hưng ngố! Tao mượn mày một tý!

- Con hâm! Mượn mõ cái gì!

- Ki bo thế! Mượn tý thôi. Đang lạnh lắm mà tao không mang gối!

Rồi chẳng đợi tôi đồng ý, nó chui tọt vào sát, rúc người vào trong lòng tôi, gối đầu lên đầu gối tôi ngủ. Định đánh thức nó dậy, nghĩ thế nào lại thôi. Chắc nó đang buồn, mình làm cái gối cũng được. Con An cuộn tròn người, rúc vào trong lòng tôi ngủ ngon lành. Nhìn con An bây giờ khác xa con An tôi thấy hồi đầu năm. Không còn cái ương bướng, bất cần nữa, thay vào đó là đứa con gái ngố tàu, ham ăn ham ngủ. Nhìn nó ngủ hiền lành như thiên thần nhỏ, đôi môi chúm chím lại, đỏ tươi. Hai má phúng phính nhìn như em bé, hàng mi dài cong vút, lim dim ngủ. Tôi khẽ ôm nó, sợ nó ngủ say lại lăn ra, đập đầu xuống sàn mất. Nhưng cái tôi sợ nhất là nếu tôi không ôm chặt, nó sẽ lăn dần, lăn dần cho đến khi tuột khỏi vòng tay, tôi sẽ vĩnh viễn không giữ lại được nữa. Lúc lâu sau, con An vẫn ngủ say, tôi ngắm nó ngủ mà quên cả thời gian. Rốt cục giữa hai đứa là cái gì? Bạn bè, tri kỉ, người yêu, hay là một cái gì đó không rõ ràng? Tôi ngắm nó rất lâu, nhìn cái mũi nhỏ xinh phập phồng thở. Tôi lấy ngón trỏ khẽ chạm lên mũi nó, cái mũi chun chun lại như sắp hắt xì, tôi vội bỏ tay ra, sợ làm nó tỉnh ngủ. Sau đó, chẳng hiểu nghĩ thế nào, sẵn có chút hơi men trong người, tôi đánh bạo thơm vào má nó một cái. Khi cúi sát mặt, hương thơm từ tóc nó toát ra, mùi hương thực dịu nhẹ, xao xuyến!


Chap 26:

Con An nằm ngủ yên trong lòng tôi, thỉnh thoảng bị lạnh, nó rúc người xuống cố lẩn vào đống khăn quàng, tôi mải mê ngắm nhìn nó, lòng bồi hồi nghĩ về khoảng cách giữa tôi và nó, gần trong gang tấc mà sao lại thật xa xôi. Có lẽ mãi mãi hai đứa chỉ có thể là bạn, một chút gì đó gần gũi hơn sẽ phá vỡ đi mối quan hệ này, dù cho nó chỉ là không rõ ràng, nhưng tôi lại cứ muốn giữ nó như vậy. Lúc sau, con An ngọ nguậy người thức dậy, mắt he hé ra nhìn xung quanh. Nó nhìn tôi cười hì hì:

- Hưng biến thái trông gầy thế mà ấm nhỉ? Cảm ơn mày nhé!

Bỗng mặt nó đổi sắc ngay tức khắc:

- Này! Lúc tao ngủ mày có lợi dụng làm gì không đấy?

Tôi tái mặt, cố bình tĩnh trả lời:

- Mày điên à? Bố thèm vào!

Nó vênh cái mặt lên, hai tay áp lên má, mắt chớp chớp, nhìn tôi cười châm chọc:

- Hơi bị khinh bạn rồi nhé! Tao có ối anh theo đấy!

- Ờ! Có anh nào rước mẹ trẻ đi sớm cho tao nhờ! 

Nghe tôi nói, tự dưng mặt nó xụ ra, kéo áo tôi nói:

- Đi về đi! Muộn rồi!

Xong nó đi ra, ngồi tót lên yên sau trước cả tôi, tôi thì ngơ ngác chẳng biết chuyện gì đang xảy ra, đành leo lên đèo nó về. Quái lạ thật, bọn con gái lúc vui lúc buồn, thất thường chẳng ai biết đâu mà lần, vừa toe toét xong giờ tự nhiên buồn thiu, trông đến tội. Thôi chết! Hay là nó biết lúc nãy mình thơm trộm nó nhỉ? 
Phải là như thế lắm, suốt dọc đường đi, tôi cứ nơm nớp lo, thế này thì còn mặt mũi nào nhìn nó nữa chứ, đúng là ngu ba giây hại lâu dài. Đang nghĩ, bỗng dưng con An nhoài người lên chạm nhẹ vào cạnh sườn tôi, giật giật áo kêu:

- Hưng ơi! Đi chậm thôi, tao rét lắm!

Nghe nó nói, tôi đành đi thật từ từ, dù sao thì tôi cũng muốn kéo dài giây phút này ra mãi, chẳng mấy khi tôi có dịp đi cùng nó ở nơi riêng thế này. Tôi thích nó thật, nhưng liệu nó có thích tôi? 

Hai đứa cứ đi như vậy, im lặng chẳng nói câu nào, con An cũng chẳng nghịch phá tôi như mọi khi nữa, cứ ngồi im thin thít. Về qua nhà nó, con An chào tôi xong khóa cổng đi vào nhà, mặt buồn rười rượi. Trông mặt nó xụ ra, mắt long lanh nhìn đến là thương, chắc là nó giận tôi thì phải, nhưng không biết có đúng là do cái thơm trộm kia không. Mãi đến khi về tới nhà, tôi vẫn vẩn vơ suy nghĩ, cơm ăn chiếu lệ, lên phòng nằm nhắm mắt nghĩ, ngủ mất lúc nào không hay. Sáng hôm sau, tôi nghĩ lại chuyện cũ mà ngại không dám sang nhà con An chơi, đành vác xe ra đạp vòng vòng quanh phố. Lại một lần nữa, tôi vô tình dừng trước cửa nhà An bao giờ không hay. Nhìn hồi lâu, tôi lại vòng về, không dám bấm chuông gọi nó. 

---------------------------------------------------------------------------------------
Ra Tết, hôm đầu tiên vào học chính, trông ai cũng uể oải, chán chường. Hình như não bị bánh chưng, thịt cá nó chèn ép hay sao mà đứa nào đứa nấy dốt như bò, thầy cô gọi một hai đứa lên bảng thấy không làm được bài thì cũng ngán ngẩm cho đi xuống, không nỡ tặng con ngỗng, sợ dông cả năm học. Hai tiết cuối phờ ry, ngồi sau tôi, thằng Hoàng liên tục ngáp ngắn ngáp dài, lè nhè rủ tôi đi điện tử chiều nay, Thy hạt mít thì ngồi đánh cờ caro với Kiệt "lặc", Sơn đơ thì hằn học nhìn ra phía hai người, hướng 8h, cán sự Toán, Minh và tổ trưởng tổ 2 đang nhóp nhép bánh mứt Tết, cuối lớp là đám con gái đang xúm xít vào tết tóc, sơn móng tay cho Quý cổ cò, nhìn mặt nó méo xệch, tô son đỏ chót mà buồn cười. Quay sang chỗ con An, thấy nó vẫn bị xị, tôi lại càng đâm lo. Cuối giờ, tôi mon men ra chỗ nó, chờ nó đi về cùng. Đợi bọn bạn ra nhà để xe hết, tôi mới dè dặt hỏi nó:

- An ơi! 

- Gì!

- Tao hỏi cái này!

- Không ai cấm!

- Từ hôm qua tới giờ mày làm sao mà nhìn buồn thế? 

-……..

- Nói đi mà!

Con An vẫn im lặng, đứng dậy định đi về. Tôi cuống quýt nói:

- Ơ tao xin lỗi mà. Đừng giận nữa!

Nó quay lại, hỏi:

- Mày làm gì tao mà xin với xỏ?

Tôi đỏ mặt, ngắc ngứ đáp:

- Ờ thì!....Ờ ờm!....Hôm kia ý!

- Làm sao?

- Lúc mày ngủ, tao lén thơm vào má mày!

Mặt nó đỏ bừng lên, nhìn hai má hồng hồng, môi run run, mắt long lanh chực khóc. Tôi hoảng quá, vội xin lỗi rối rít, con An bắt đầu mếu máo, tôi vội rút tờ 2USD được bác mừng tuổi hôm mùng 1 ra, bỏ vào phong bao lì xì, đung đưa trước mặt nó,dỗ dành:

- Ấy ấy! Đừng khóc, tao mừng tuổi mày này! Hay là chiều tao dẫn mày đi chơi nhá!

Tự nhiên nó nhìn tôi cười tủm tỉm, giật cái phong bao xong chạy tót luôn, nói với lại:

- Hưng ngố ăn quả lừa! Tao biết từ hôm kia rồi, lè!

Ô hay, thế hóa ra từ hôm qua tới giờ nó làm mặt buồn để trêu mình à. Đúng là về độ tinh ranh, tôi còn kém nó nhiều lắm. Xuống nhà để xe, thấy nó đang cầm cái phong bao đỏ, tíu tít khoe với bọn con gái, nhác thấy bóng tôi, một lũ lao ào đến, ngửa tay cười ranh mãnh, thằng Minh đi đầu, cười hềnh hệch:

- Đại ca! Tờ 2 đô hiếm thế mà cũng có, có tiền cho gái thì anh hỏi cấm có nói không nhé!

Tôi đành ngậm ngùi đưa nốt 5 cái phong bao còn lại ra, mỗi phong là 1 tờ 1USD, hội ăn chơi thằng nào cũng có, hí hửng vung vẩy tít mù. Chỉ khổ mình mất toi chỗ tiền đô, đang định để dành mừng tuổi cho lũ con gái, thế mà bị quân bệnh hoạn kia nó dành mất. Chung quy cũng tại con An, có mỗi cái thơm mà nó hành hạ mình ra thế này, lần trước nó thơm trộm mình, mính có tính toán gì đâu, thế mà giờ nó dám chơi mình vố đau thế này. 

Chiều hôm đó, giữ đúng lời hứa, tôi đưa con An đi chơi. Ngồi sau xe tôi, nó lại bắt đầu trò nghịch mũ quen thuộc, xong lại còn lấy chun buộc tóc, buộc túm tóc trên đầu tôi một chỏm nữa, người đi đường ai cũng nhìn mình chằm chằm. Được thể, hôm nay nó ăn như vẽm, thế mà lúc ăn no chè rồi vẫn còn nhìn hàng nem chua tiếc nuối. Lúc đi về, tôi với nó ra chỗ công viên chơi, con An ì ạch leo mãi mới lên trên nóc cầu trượt được, leo lên, nó nằm quay ra, than mệt, xong lại than đói, tôi búng mũi nó, kêu:

- Mày ăn giỏi nhỉ, mới tý đã đói. Ăn lắm mà chẳng thấy béo lên gì cả?

Nó chu mỏ, kêu:

- Người ta lao tâm khổ tứ vì con đường học. Ai như mày suốt ngày chơi, tối về thì điện tử!

- Gớm! Mẹ làm như mẹ chăm lắm! Thế đứa nào bám tao đi chơi, rồi bày trò chọc phá tao?

Nó im im không đáp, hồi lâu sau, tự dưng nó nói lí nhí

- Thế mày thấy tao phiền lắm à?

Tôi mỉm cười, bẹo nhẹ má nó, đáp:

- Con dở hơi lại suy nghĩ linh tinh. Có cái đuôi như mày, ối người muốn còn chẳng được nữa là tao!

Nó chìa ngón tay út ra, cầm tay tôi ngoắc vào tay nó, mặt cương quyết, nói:

- Ngoắc tay hứa là để tao làm cái đuôi đấy! Không được bắt nạt tao, không được làm tao buồn!

Tôi lắc lắc tay, mỉm cười. Lời hứa đó, tôi những tưởng là giữ được mãi mãi.


Chap 27:

Ra Tết được một tuần, vụ bọn A2 với tôi vẫn chưa yên. Chiều thứ bảy, đang giờ nghỉ ở sân võ bỗng có một đống lao xao kéo vào, đi đầu là thằng Vĩnh lớp A2, theo sau là một lũ du thủ du thực, tóc nhuộm vàng khè, đeo khuyên mũi, khuyên môi, xăm đầy tay, bọn thằng Trung, hai anh em sinh đôi bên đó với thằng Sơn hôm nọ bị ăn đòn trong ngõ nữa. Vào đến tam quan, thằng Vĩnh đứng ngoài chống nạnh hỏi:

- Thằng Hưng đâu?

Nghe có động, tôi với mấy anh năm 4, năm 5 chạy ra, nhóm tân sinh cũng kéo ra lấp ló nhìn. Thằng Vĩnh chỉ thẳng mặt tôi, quay ra sau hất hàm gọi thằng Trung:

- Có đúng nó không?

Thằng Trung bước ra, nem nép đứng sát vào bọn kia, nhìn tôi hồi lâu rồi lắc đầu nói:

- Không biết có phải thằng Hưng không. Nhưng thằng này thì tao chưa gặp bao giờ!

Bọn thằng Sơn ở phía sau nhao nhao lên:

- Con chó đấy! Hôm trước nó bay nhảy như vượn trong cái ngõ, đánh gãy rằng thằng Cung, tao thì ăn đòn oan!

Mấy anh năm trên thấy lạ, quay sang hỏi tôi. Tôi thành thật kể rõ ngọn ngành ra, đang nói thì thằng Vĩnh ngắt lời:

- Đéo phải lươn lẹo! Thế tự dưng thằng Trung ăn đòn à, còn bọn thằng Sơn, thằng Cung nữa. Mày tính sao?

Anh Chí lớn tuổi nhất trong đám, đứng ra nói:

- Cậu kia! Rõ rành rành là bạn cậu bị người ta đánh giữa đường, mặt mũi thì không biết, mà cũng chẳng ai ngu đi đánh lén lại để lại tên cả. Sống nên biết phân biệt đúng sai, tai, mắt bố mẹ sinh ra không phải để làm cảnh!

Một thằng tóc xanh phía sau sấn vào, nhảy dựng lên:

- Thằng kia, đéo phải chuyện của mày thì đừng chõ mõm vào! Bố đánh chết con cụ mày giờ!
Bên tôi, anh Sự bạn anh Chí tay còn cầm cây giáo, đưa lên chỉ thằng mặt thằng tóc xanh, hằm hằm:

- Thằng ôn! Mày sủa lại lần nữa tao xem nào!

Thằng kia thấy mũi giáo sáng nhoáng thì gờm, vội lùi lại vài bước, mắt liếc xếch ngược. Anh Chí cũng gàn anh Sự lùi ra sau, kêu cất giáo đi, mũi nhọn nõ quơ quệt vào ai thì khổ. Tôi thì băn khoăn không biết tính sao, chúng nó kéo đến tận đây là liều lắm rồi, kiểu này ắt phải đánh nhau. Nhưng thầy với cụ giáo thì vừa đi ra ngoài có việc, lại thêm anh em quá nửa toàn tính nóng như Trương Phi, xung quanh đầy giáo mác, côn, kiếm, nếu đánh nhau thì vơ được cái nào vụt cái ý, kiểu gì cũng có đứa lăn ra, lúc đó phiền to. Đột nhiên tôi bị thụi mạnh vào bụng. Bất ngờ trúng đòn, tôi chỉ kịp thụt người lùi về, hơi bị hụt, mất 2-3 giây mới định thần lại được. Thằng vừa đánh tôi là thằng Vĩnh. Thấy tôi trúng đòn, hai thằng bé lớp 8 năm nhất vội chạy ra đỡ lưng đưa lánh ra sau. Các anh lớn trông vậy thì tức, kéo ào cả lên, anh Sự mặt đỏ bừng bừng, lao vọt ra, cầm ngược giáo, vuốt một cán giáo từ dưới lên gạt cổ tay thằng Vĩnh, dùi thêm 3 thúc liên tiếp nữa vào bụng nó. Trúng đòn đau, thằng Vĩnh ngã vật ra đất , mặt đỏ gay, thở hổn hển nhìn về phía mấy thằng tóc vàng cầu cứu. Thằng tóc xanh vữa nãy lao lên, anh Sự vội quét giáo xát đất, quật ngã nó rồi lùi về sau ngay. Bọn bên kia thấy cả hai thằng đều bị hạ dễ dàng thì lùi lại, bỗng bên nó có một thằng hét lên:

- Đánh bỏ mẹ chúng nó đê! Võ này múa may chứ làm ăn mẹ gì!

Ngay sau đó, hơn chục thằng du thủ du thực rút dao, tuýp ồ lên. Phía tôi, anh Chí đứng nghiêm, hô lớn:

- Năm nhất, năm hai, lùi về sau lấy trường côn cho các anh năm 3, năm 4. Năm 5 quây vòng tròn lại, năm 3, 4 bọc vòng ngoài!

Dứt lời, bên tôi dàn thế vòng tròn, bọn bọn kia vào giữa. Bây giờ toàn bộ môn sinh buổi này mới kéo ra cả, đông đến ba bốn chục người. Thấy số đông áp đảo, bọn kia co cum lại, nhìn bốn phía, có đứa dáo dác ngó nghiêng tìm đường thoát. Bọn này cùng lắm là học đòi giang hồ, giờ gặp người mạnh hơn nên mới biết sợ. Nhóm năm nhất đem trường côn ra, phát cho mỗi người một cây, dàn vòng tròn giữ chặt bọn du côn lại, cầm ngang côn phòng thủ. Bất ngờ một thằng bên nó cầm ngược con dao phay, lao vọt tới sát anh Toàn năm 5. Anh Toàn lùi lạithủ thế, đợi lúc thằng kia vuốt ngược con dao lên thì không đỡ mà nhích ra sau tránh nhát chém hiểm, đợi lúc con dao còn đang trên đà đi lên, anh vụt một gậy vào ngay sườn thằng kia. Chỉ nghe một tiếng "Bụp!" khô khốc, thằng kia đã nằm gục ra đất ngất lịm. Thấy đồng đội bị đánh, bên đó có hai thằng lên định đưa về, anh Toàn lùi lại để cho chúng nó xốc thằng kia đi. Bỗng thằng tóc vàng cầm thanh tuýp vụt mạnh vào cổ chân anh, anh vội chống cây côn xuống đỡ đòn, hẩy ngược lên trúng cằm nó, lại một thằng nữa nằm. Thằng kia nhân lúc anh Toàn đang thu côn về thì cầm mã tấu ra chém, anh giơ côn lên đỡ nhưng thanh mã tấu sắc ngọt, chém gãy cả côn, phải lùi về sau tránh đòn. Anh Chí mặt đỏ phừng phừng, tay không vọt vào sát thằng kia, túm chặt tay nó giáng mạnh một đòn vào cổ tay cho rơi thanh mã tấu, xong thộp luôn lấy yết hầu nó, gầm ghè:

- Cóc nhái! Cút!

Anh Chí bốc ngược nó lên rồi xoay người, co chân đạp một đòn vào ngực, thằng kia trúng đòn thì hự lên tiếng rồi nằm gục luôn như hai thằng kia. Bên nó thấy vậy thì khiếp, có một thằng mếu máo, van vỉ anh Chí:

- Lạy anh! Anh tha cho bọn em đường sống! Em con một ở nhà, bố mẹ em có mỗi mình em!

Anh Sự sấn vào, gầm lên:

- Thế nãy thằng chết dẫm nào to mồm lắm cơ mà! Hai thằng oắt bên cái lớn A2, B2 gì đấy đâu. Chúng mày khôn hồn ra đây bố bảo!

Hai anh em sinh đôi nhà thằng Cung vội khúm núm bước ra, mặt xanh như tàu lá chuối. Anh Sự túm cổ hai thằng, lôi xềnh xệch đến chỗ tôi, quát:

- Đm bọn mày! Quỳ!

Hai thằng ngước nhìn anh Sự căm phẫn mà không dám nói câu nào phản kháng, anh quát to hơn:

- Tao hỏi chúng mày điếc à?

Xong anh ấn chúng nó xuống, tôi hoảng quá vội đỡ lại, xin:

- Thôi anh ạ! Chuyện này ngọn nguồn nó do em mà ra, để phiền đến các anh là quá đủ rồi! Bọn lớp nó cũng chỉ vì xót bạn bị đánh nên mới thế, anh nể mặt em giữ lại chút danh dự cho chúng nó!

Anh Sự gật đầu, vả đốp đốp hai cái bạt tai mỗi thằng, mỉa mai:

- Anh hùng gớm, lúc này gọi cả bầy chó ra sủa hăng thế cơ mà. Giờ để thằng Hưng nó xin hộ cho, sống đéo biết nhục. Tao mà là bố mẹ chúng mày thì tao treo cổ chết lâu rồi, khi không lại làm phát nhân damage ra hai thằng ăn hại!

Anh Chí thấy mọi chuyện êm êm, vỗ tay gọi tất cả quay về, không vây lại nữa. Sợ chúng nó tìm tôi trả thù, anh Chí chỉ thằng mặt một thằng trong đám du côn:

- Thằng Chính con bà Lức bún, tao biết mày! Chúng mày cứ liều liệu đấy, còn gây khó dễ gì cho thằng Hưng thì bọn tao đến tận nhà chúng mày, ngay cả thằng em sơ sinh của mày bố cũng bóp chết, đéo chừa đâu. Dùng ít não hiếm hoi của mày mà ghi nhớ lấy. Cả thằng Cẩn "ve" nữa!

Bọn kia thấy bên tôi dãn ra thì vội vàng xốc mấy thằng trúng đòn về, lủi nhanh khỏi cổng sân võ. Lát sau, thầy với cụ giáo về, nhìn quanh anh em một lượt, thầy hỏi thằng Tùng năm nhất:

- Lúc này thầy với cụ đi, anh em ngồi chơi à!

Nó ấp úng:

- Dạ! Vâng ạ!

Thầy nhấn giọng, hỏi lại:

- Thật không? Thầy hỏi con có thật không?

Thằng Tùng đỏ mặt tía tai, sợ toát mồ hôi, líu lưỡi đáp:

- Ơ…! Th…thật ạ!

Thầy nhìn sang anh Chí, hỏi:

- Có chuyện gì xảy ra?

Biết thầy đã rõ chuyện nói dối, anh Chí cúi đầu kể lại chuyện vừa nãy có bọn đến sân võ gây sự. Kể xong, anh Chí nhận cả lỗi về phần mình:

- Thưa thầy! Là lỗi tại con cả, con làm anh cả mà không quản lý được các em nhỏ, lại đầu trò dàn trận vây người ta!

Mặt thầy đỏ gay, đập mạnh xuống bàn đánh "Rầm!". Cụ giáo vội quay sang nói đỡ cho anh Chí:

- Con cứ từ từ! Tuổi trẻ thì cậy hăng! Mình không chỉ dạy võ đâu chỉ là quyền cước, phải truyền cả tinh thần thượng võ, cái đạo làm người cho trẻ nó hiều. Nào có ai mới đẻ ra mà đã thông hết mọi nhẽ!

Thầy tôi dịu lại, cúi đầu thưa cụ giáo:

- Con xin vâng lời thầy!

Xong thầy cho giải tán, mọi người lục tục kéo về. Cụ giáo bỗng gọi tôi lại, dẫn tôi ra vườn hoa cảnh của chùa, bảo tôi ngồi xuống cái bàn gỗ ngoài đó với cụ. Tôi không dám hỏi gì, chỉ biết nghe theo. Cụ pha một ấm trà, trong lúc chờ trà ngấm, cụ hiền từ hỏi tôi:

- Cụ hỏi con mấy câu, con phải kể thật cho cụ!

Tôi gật đầu dạ ran. Cụ tiếp:

- Ngay từ buổi đầu con đến xin học, cụ đã thấy con khác hẳn với môn sinh khác. Con tìm đến chỗ này không phải vì muốn học võ để tự vệ, rèn luyện sức khỏe, mà tìm đến để học cách quên đi nỗi đau trong lòng! Phải không con?

Tôi ngạc nhiên gật đầu, nghe cụ nói.

- Nhìn vào trình độ của con lúc mới vào đây, cụ thấy lạ lắm vì con lại giỏi côn hơn quyền cước, sử dụng thành thạo vũ khí hơn nhiều so với những môn sinh khác. Cụ biết là người thầy dạy con trước là người võ học tinh thâm hơn thầy Lữ, có khi phải ngang với khả năng của cụ. Người đó dạy con, biết con có sở trường sở đoản riêng, thấy khó khắc phục cái đoản nên bồi dưỡng cái trường, hi vọng cái trường nó che lấp đi cái đoản của con, dẫu là biện pháp tạm thời nhưng cụ thấy cách làm đó rất mới mẻ, không gò ép như nhiều người khác.

Tôi im lặng gật đầu, từ nãy đến giờ cụ nói không sai điều nào. Cụ giáo thong thả rót hai chén trà, đưa tay mời tôi, tôi vội bưng hai tay đón lấy. Nhấp một ngụm trà, cụ bồi hồi nhìn lên cây hoa đại, nói:

- Nhiều lần cụ thấy con giao đấu với các môn sinh khác, đỡ được đòn nhưng con giả vờ lóng ngóng tay chân để dính đòn đau.

Tôi giật mình, toát mồ hôi hột. Không ngờ nổi rằng tôi giả vờ khéo thế mà cũng bị cụ phát hiện. Tôi đáp:

- Con cũng vì…!

Nói đến đó, cổ họng tôi nghẹn lại không nói được nữa. Cụ giáo mỉm cười, cúi người xuống nhặt một bông hoa đại lên, vê vê cuống hoa xoay vòng tròn, nói:

- Con người cũng như con vật, vốn có tính ham sống, hễ bị tổn hại bản thân là tìm cách tự vệ. Nhưng người tự hứng chịu nỗi đau thể xác thì chỉ có một nguyên do là ở nỗi đau tâm hồn. Mà phàm ở tuổi con thì chỉ có đau thương ái tình mới khiến một người lại đi tàn hại cái thân thể cha mẹ sinh ra thế!
Cụ nói vậy thôi, còn con suy nghĩ ra sao thì cụ không thế nào uốn được. Cái gì phải tự mình ngộ ra thì nó mới đáng quý, mới ghi nhớ suốt đời, có thể ngộ ra muộn, nhưng còn hơn là vểnh tai nghe lấy được, rồi quên mất, xong lại phạm sai lầm giống vậy.

Nói xong, cụ đừng dậy, bước vào trong gian Chính đường. Tôi bồi hồi đi về, trong đầu vẫn văng vẳng tiếng cụ dạy.

---------------------------------------------------------------

Sau vụ ở sân võ, bọn A2 tuyệt không có bén mảng sang khu lớp tôi nữa, gặp nhau ngoài nhà để xe, chúng nó cũng lảng đi không tìm cách gây hấn với tôi như cũ. Mọi chuyện có vẻ êm nhưng trong lòng tôi lại dấy lên câu hỏi: "Ai lại đi đổ vạ cho tôi?" Tôi lên danh sách trong đầu tất cả những cái tên tôi biết, loại trừ dần tất cả, thù oán, ghen ghét, cuối cùng còn sót lại hai người khả nghi nhất là Trang và Vĩ, ông anh kết nghĩa quý hóa của tôi. Nói về vụ đó, tôi lại càng hận, nên sau khi chia tay đường ai nấy đi, trong số 2 người có khả năng được suất học giao lưu thì tôi được, nhưng tôi từ chối, giới thiệu cho các thầy cô thằng Hoàng, người thứ ba. Trong những ngày thầy cô còn chưa quyết định nên để cho Hoàng hay cho Vĩ thì tôi lén photo vài chục bản đánh máy kể chuyện Vĩ lừa chiếc nhẫn Hoàng Kim Thiên Nhẫn có giá trị cao của một người qua mạng, lại phao thêm tin tên Vĩ giao du với lũ du côn ngoài đường, trấn tiền học sinh cấp 2. Từ đó trong trường bắt đầu xì xầm to nhỏ chuyện cán bộ Ban chấp hành Đoàn trường đi lừa đảo. Các thầy cô quyết định gạt tên Vĩ khỏi danh sách vì có quá nhiều thành viên của Ban chấp hành chi Đoàn các lớp bỏ phiếu phản đối, thay vào đó bỏ phiếu cho thằng Hoàng. Tôi coi đó như viên đạn bắn trả về phía Vĩ: "Cái gì tao đã không có thì mày đừng hòng cướp của tao!". Chắc sau vụ đó hắn cay tôi nên tìm cách trả thù. Lần này tôi may mắn thoát nhưng không biết còn có lần sau không?

Một hôm, đang tiết sinh hoạt lớp, thằng Quý giơ tay xin đổi chỗ lên bàn trên vì lý do mắt kém. Tôi và thằng Hoàng bấm nhau cười, ai cũng biết nó lên đó là để tán tỉnh em Thư tóc tém. Chậc! Xinh như thế đến mình còn không cầm lòng được nữa là Quý cổ cò. Thầy chủ nhiệm thấy thế thì cũng tiện cơ hội xáo chỗ cả lớp, tránh việc nhìn một hướng quá lâu làm giảm thị lực. Chỗ ngồi xáo trộn hết cả lên, rốt cục thì anh Quý cũng lên bàn đầu dãy sát cửa ra vào, nhưng Thư tóc tém thì xuống bàn 3. Còn tôi thì chuyển ra dãy gần cửa sổ bàn 4, con An chuyển lên ngồi ngay trên tôi, thằng Minh quái gị thì xếp ngồi sau lưng tôi. Thằng Sơn thì nằn nì mãi, thầy cho ra ngồi cạnh Thy hạt mít. Chuyện đôi trẻ này các thầy cô biết rồi, may mà bố mẹ con Thy chưa biết, chứ không lại truyện tình Romeo và Juliet mất. 

Ra đây ngồi lợi nhất là có hội xung quanh tha hồ nhắc bài, con An ngồi trước nên tôi chán chán lại nghịch cái chỏm tóc củ hành của nó. Nhưng cái bất lợi nhất là thằng Minh bệnh hoạn ngồi sau bắt đầu có những trò quái dị để trêu tôi như cầm bút bi chọc vào mông, dán giấy bán người sau lưng áo, thỉnh thoảng nó kéo tuột áo tôi ra, thò tay vào trong kéo đai quần lót. Thằng Quang ngồi cạnh tôi cũng chung số phận. Lắm lúc đang đứng phát biểu còn bị thằng Minh thò thước kẻ từ ngăn bàn lên xoa xoa vào mông. Sau hỏi mấy thằng trước ngồi gần nó thì chẳng có thằng nào là chưa qua bàn tay bệnh hoạn của Minh mama. 

Sáng thứ bảy, giờ ra chơi mà con An nằm xoài ra bàn, không buồn ra ngoài chơi. Nhìn nó ủ rũ, mặt tái nhợt, đổ mồ hôi hột trông đến tội. Tôi đem đồ ăn ra dụ mà nó chỉ hít hít, ăn có tý xong lại nằm bò ra ngủ lăn lóc. Sờ thử trán thấy vẫn bình thường, có ốm đâu mà lạ quá. Liền mấy hôm sau, nó toàn thế, xong sang ngày thứ tư thì lại vui vẻ phớn phở, chạy nhảy tung tăng. Đúng là sáng nắng, chiều mưa, trưa gió mùa đông bắc. Buổi chiều, thấy nó vui vui hơn, tôi sang nhà định rủ nó đi chơi. Nào ngờ sáng tung tăng lắm quá hay sao mà giờ ốm nằm bẹp ra đó, thấy tôi lên phòng, nó cười mệt mỏi, nói bằng cái giọng nghẹt mũi:

- A! Hưng biến thái. Sang thăm người ốm phải có đồ ăn chứ!

Quên mất không mang quà vặt sang cho nó, cứ tưởng nó không ốm thì hai đứa ra Hoàn Kiếm ăn nộm bò khô. Tôi cười cầu tài, nó cau có, trùm chăn lên cuộn tròn lại, ở trong nói vọng ra:

- Tao ghét mày rồi! Con chó bỏ đói tao, tao biết mày ghen ăn tức ở với tài năng và sắc đẹp của tao nên mày định bỏ đói cho tao chết đây mà! Ông trời ơi xuống mà xem này!

Bỗng mẹ nó bưng một khay có một bát súp, một đĩa bò khô và, xoài xanh, muối ớt vào. Bác gái đặt cái khay xuống, ấn ấn vào đống chăn, gọi:

- Cô lười của tôi ơi! Bạn sang mà cuộn tròn lại thế này à? Dậy ăn súp cho hết ngạt mũi đi kìa! Có cả xoài xanh đấy!

Nó cứng đầu không chịu ra, nằm trong đống chăn kêu:

- Ứ ừ! Mẹ toàn dùng đồ ăn dụ con thôi!

Bác ý cười cười, vỗ vào đống chăn mấy cái xong đứng dậy đi ra, quay lại nháy tôi:

- Tý nữa nó dậy, Hưng dỗ cho nó ăn hết nhé! Trưa tới giờ hết bác rồi bác trai ngọt nhạt mà nó ăn có mỗi bát!

Tôi vâng dạ gật đầu. Lúc sau thấy nó vẫn nằm im, tôi lấy chân day day vào đống chăn tròn vo, cười kêu:

- Dậy! Mày không ăn tao ăn hết đấy!

Nó hét lên:

- Nào! Để từ từ tao ra!

Vừa dứt lời cái là nó thò đầu ra ngó ngó xung quanh, bò lại gần chỗ khay, ăn hết sạch bát súp, xong bốc bò khô ăn tóp tép. Tôi ép vào hai bên má nó, vừa cười vừa nói:

- Chết mày! Sao tao bảo bao lần vẫn không chừa cái thói ăn phát ra tiếng thế hả? Con gái con đứa!

Nó điềm nhiên nhai, nuốt. Xong quay sang nhón miếng xoài nhét vào mồm tôi, ép hai má tôi lại, cười hì hì:

- Nhiều lúc tao thấy mày nữ tính hơn cả tao! Ơ sao cái mặt mày lúc méo mó nhìn giống cái bánh bị con bò dẫm phải thế?

Tôi giằng tay nó ra, ấn xuống, túm cái chăn trùm vào đầu nó, xoáy cho cái vào đầu, gằm ghè:

- Ô con này láo nhỉ! Mày bôi bác tao đấy hả?

Hai đứa đùa giỡn chí chóe, xong con An nằm bò ra ăn xoài. Tôi thì nhón bò khô ăn. Tôi lựa lúc hỏi nó:

- An này! Cái chuyện tao bị bọn nào vu vạ đó, mày nghĩ đứa nào làm?

Con An đang ăn bỗng ngừng nhai, ngước lên ngừng tôi rồi ngập ngừng nói:

- Tao nói mày đừng giận nhé!

- Ừ

- Nhưng mà ngoắc tay thề đã!

Ngoắc tay thề thốt xong, nó nói:

- Tao nghĩ do con Trang với thằng Vĩ làm!

Tôi nhếch mép cười, bảo:

- Tao cũng nghĩ thế!

Nó tự nhiên nhìn tôi đăm đăm, xong tự dưng mắt nó rơm rớm nước mắt, tôi vội vàng xoay ra hỏi, nó nói, giọng run run:

- Hưng ơi! Từ này trở đi đừng cười kiểu đó nữa nhé, nhìn mày thế tao sợ lắm!

Tôi cười xòa, vòng tay ra dọa ôm nó, mặt cười gian xảo, hỏi:

- Thế thích cười kiểu này à?

Nó kéo chăn lên trốn, xong ngồi cười khúc khích trong đó. Lúc sau, nó lại nghiêm túc kì lạ, quả quyết với tôi:

- Hưng ơi! Tao nghĩ rồi! Mày đừng trốn tránh nữa! Giờ mày phải đánh lại, không mày càng lùi bọn nó càng được nước lấn tới! Tính con Trang tao biết, nó cực kì hiếu thắng, thù dai. Một khi mày đã gây thù chuốc oán với nó thì kiểu gì nó cũng phải loại bỏ mày như cái gai trong mắt.

Tôi gật gù. Xong rồi thôi không nói nữa, con An hướng sang chủ đề khác, chắc nó sợ tôi buồn. 

Vài hôm sau, trên đường đi học về, tôi tình cờ gặp một cảnh tượng mà tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Phía bãi đất trống thi công dở là con An, xung quanh nó là mấy đứa con gái khác, lớn có, nhỏ có, hầu hết khoảng từ lớp 9-11. Trông thấy thế thì tôi phát hoảng, chẳng lẽ bọn kia định quây lại đánh nó à? Dẫu cho lần này có phải đánh con gái, tôi cũng nhất quyết bảo vệ nó an toàn. Tôi khóa xe vào cạnh bờ tường, tiến lại thật nhẹ nhàng, nhưng đang đi tôi bỗng nghĩ: "Không nên nóng vội! Lại gần nấp xem có chuyện gì đã, nếu đứa nào dám động đến một sợi tóc con An, mình cho nó đi luôn cả hàm." Nghĩ vậy, tôi liền thụp người xuống len lõi qua mấy vòng ống cáp xếp chồng, rón rén ra nấp sau mấy bao xi măng nhìn ra, ở khoảng cách này tôi có thể nhìn rõ nhất, nghe được bọn nó nói gì, làm gì mà không sợ bị phát hiện. Nhưng mọi chuyện không như tôi tưởng, sau một hồi nghe, tôi bàng hoàng nhận ra con An là thủ lĩnh của đám con gái đó, nó quắc mắt nhìn, trông đanh đá, thảo mai còn hơn con An tôi thấy hồi đầu năm. Nghe rõ mồn một giọng nó ráo hoảnh:

- Chúng mày nghe rõ vào! Hôm nay tao tụ tập lại cũng chỉ vì con đĩ Trang với thằng Vĩ người yêu nó. Hai đứa nó muốn hại một người nên tao mới bất đắc dĩ gọi chúng mày đến nhờ vả. Giờ chia ra, quan sát bọn bạn bè, lũ con gái bám theo nó. Chuyện thông tin thì không phải lo, tao đã gài người vào ngay sát nó, có chết nó cũng chẳng ngờ được đứa thân cận nhất với nó lại do tao cử đến.

Một con bé chừng lớp 9, chống nạnh hỏi:

- Thế chị đã cho ai ở gần nó rồi?

Con An lừ mắt nhìn con bé, con bé vội cúi gằm mặt tránh ánh nhìn sắc lẹm. Một bà chị lớp 11 nói:

- An nó đã có ý cần mình thì chị em mình nhất định giúp nó. Dạo này con An chưa đi cùng chị em buổi nào, hay hôm nay đi cùng một buổi cho vui! Có anh Thành học KTQD thích mày lắm đấy, sướng nhá, chẳng mấy ai được cậu ấm để mắt!

Con An lắc đầu từ chối, lấy lí do bận nên không đi được. Bọn kia rủ rê không có kết quả thì kéo nhau về, trước lúc về con An còn ném một tia nhìn tóe lửa về phía con bé vừa nãy, tội nghiệp con bé, hỏi những câu không nên hỏi. Con An đi ngược hướng bọn kia về, tôi bám theo cách một quãng. Chợt tôi điếng hồn khi con An đứng khựng lại, nó nhìn thấy xe tôi dựng ở cạnh tường. Trông nó lúc này không lạnh lùng, chua ngoa nữa mà lại trở về con An ngố ham ăn ham ngủ của tôi, nó dáo dác tìm xung quanh, mắt ngơ ngác nhìn bốn phía lo lắng. Không biết nó sợ điều gì, phải chăng nó sợ tôi đã nhìn thấy một con An khác trong nó? Tôi suy nghĩ cách thoát ra thật an toàn mà rối cả óc. Muốn tránh nó thì dễ thôi, nhưng lúc nó trở lại chỗ cũ không thấy xe đâu thì ắt nghĩ là tôi biết hết rồi, về nó lại suy nghĩ lung tung, khổ thân ra. Nhưng ở cho nó bắt tại trận cũng không được. Rốt cục tôi đánh đánh ván bài liều, leo lên tầng 2 xây dở, ngồi vắt vẻo trên rìa mái nhìn ra cánh đồng phía xa, tay nhặt sỏi thảy xuống đất, quay lưng lại chỗ mấy đứa vừa đứng. Nếu giờ con An có bắt gặp thì tôi cứ nói là ở đây chơi lâu rồi, nó sẽ nghĩ chuyện chỉ trùng hợp, bọn nó đến sau tôi, còn tôi thì ngồi ở đây ngắm trời ngắm đất. Thực hiện kế hoạch chớp nhoáng, tôi nín thở cố tạo tiếng ném sỏi bùm bũm thật to để gây chú ý. Bỗng sau lưng tôi có tiếng đế giày nghiến lên sỏi cát lạo xạo, bóng nó in mờ mờ ngay gần tôi, tôi vẫn thản nhiên ngồi chơi coi như không biết gì. Một lúc lâu, thấy nó vẫn đứng đó, tôi giả vờ sinh nghi quay lại nhìn, "vừa trông thấy" nó, tôi giật mình hét toáng lên:

- Á! Con dở hơi! Mày làm gì ở đây thế?

Nó cũng hét ầm lên, dậm chân đành đạch, hỏi tôi:

- Thế mày làm gì ở đây?

- Tao toàn ra đây chơi? Làm sao?

Nó hỏi:

- Thế mày ngồi đây bao lâu rồi?

- Từ lúc tan học đến giờ, một tiếng là ít!

Con An cười toe, cố giấu đi cái thợ phào nhẹ nhõm. Nhưng đã diễn thì phải diễn cho đạt, tôi đứng dậy, dí sát mặt vào nó, nghiêng nghiêng mắt nhìn, hỏi:

- Thế mày hẹn hò anh nào ra đây phải không? Nhìn mày tao nghi lắm!

Nó lắc đầu quầy quậy, đập bôm bốp vào vai tôi:

- Thằng khùng! Mày bị điên à?

Xong nó kéo tôi đi, hai đứa đạp xe song song, về tới tận nhà nó, nhìn nó vào lon ton chạy vào trong nhà, tôi mới yên tâm, hú hồn, tý thì bị nó phát hiện mình nghe lén.


Chap 28:

Về đến nhà tôi vẫn còn bàng hoàng khi tưởng tượng lại khung cảnh mình mới thấy. Con An từng kể tôi nghe về năm lớp 9 đầy biến động của nó, nó chơi với những ai, tham gia vào những vụ nào. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy, hôm nay tôi mới rõ thế nào là oai quyền của một đàn chị học sinh. Không thể ngờ được là con An hàng ngày vẫn chí chóe với tôi, ham ăn ham ngủ, nhìn dễ thương như con gấu bông thế mà trong thoáng chốc quay ngoắt 180 độ, chỉ tay năm ngón dõng dạc, đặt mưu cài nội gián. Nhất là ánh nhìn sắc lẹm của nó, càng nghĩ tôi lại càng rùng mình kinh hồn. Đôi mắt long lanh, tròn xoe như mắt trẻ con của nó bỗng chốc lóa lên tia nhìn dữ dội, lạnh thấu tận xương. 

Chuyện tôi nhìn thấy nó chỉ huy đám con gái, tôi vẫn im lặng không dám hé răng nửa lời, hôm sau đến lớp vẫn học bình thường, cười đùa vô tư với nó. Chẳng hiểu sao lại thế, hình như giữa tôi và con An đã chẳng còn cái e ngại nữa, chơi với nhau vì tính cách con người chứ mặc lòng chuyện xã hội này nọ. Đi bên cạnh tôi, nó vẫn hồn nhiên cười hì hì, lúc lắc cái chỏm tóc củ hành ngộ nghĩnh, hễ thấy đâu có hàng quà bánh là lại túm mũ tôi giật liên hồi, chỉ tay rối rít:

- Hưng! Hưng! Ở kia kìa, dừng lại kia kìa!

Cuối tuần, như lệ thường tôi đi CS với hội bạn, trận hôm nay thua mất 100k nhưng thắng 300k, vậy là lãi 200k. Hàng net đúng là nơi dễ chăn và dễ bị chăn nhất, lắm đứa biết là thua nhưng vì cay cú phục thù nên cứ lao đầu vào đòi cược. Hầu hết chỉ cần tôi, thằng Minh, thằng Quang là đủ để cân một team 6 người của chúng nó, còn giành nhau giết nữa, riêng những trận có Hoàng hay thằng Tùng tham chiến thì toàn hai thằng cầm M4A1 với Ster tung hoành khắp chợ, gặp thằng nào lụi ba viên vào đầu là tỏi, bọn tôi còn chưa kịp ném quả HE nào thì đã hết trận. Lúc đi về, thằng Minh đạp xe lên song song cạnh tôi, nhìn trước nhìn sau rồi ghé sát, hỏi nhỏ:

- Này! Mày nghi đứa nào cầm đầu cái vụ đánh thằng Trung bên A2?

- Tao cũng chẳng rõ nữa!

- Bố ông! Toàn chơi trò vải thưa che mắt thánh, chuyện mày với con Trang chia tay chia chân, tao với thằng Hoàng biết từ lâu rồi. Con Trang đó tao còn lạ, mẹ nó chứ! Con đấy hồi trước nó kình một chín một mười với con An đấy,thủ đoạn thì đừng hỏi luôn! Con An năm lớp 9 cũng hổ báo lắm, thế lực vượt hẳn so với con Trang, toàn cầm đầu đi đánh nhau dằn mặt tụi con gái. Nhưng không biết làm sao mà lên lớp 10 thì con An hiền hẳn, không giao du gì với hội con Chi đen nữa! May phúc tổ cho cái lớp này, không lại rước phải bà chằn lửa thì sướng, nó quậy cho nát lớp.

Tôi kinh ngạc nhìn nó. Thằng Minh tiếp:

- Lắm đứa đồn là…là…con An có võ nên cầm đầu hội, nhưng trước giờ nó chưa nhúng tay vào vụ nào, toàn đứng ngoài khoanh tay xem đàn em xử bọn kia. Nhưng mà tao đếch tin, nhìn nó trông như đứa tăng động ăn lắm thế, sức đâu mà đánh với chẳng đấm!

Tôi cũng gật đầu đồng ý, gì chứ con An làm thủ lĩnh đã là khó tin rồi, còn biết võ thì càng khó tin hơn. Khi mà có hai cái khó tin và một cái đã xảy ra thì cái còn lại chắc chắn không thể xảy ra nữa. 
Đang đi, bỗng thằng Hoàng vọt lên đi ngang hai thằng, nó túm tay tôi, hỏi:

- Chuyện mày với cái Trang thế nào? 

Thằng Minh cũng hỏi câu tương tự. Tôi nhìn bọn nó, chua xót kể lại mọi chuyện. Thằng Minh nghe xong, mặt hằm hằm đỏ tía, mắt long lên dữ dội. Thằng Hoàng thì lắc đầu ngán ngẩm nói:

- Từ ngày đầu thấy mày đi với nó. Tao với thằng Minh đã thấy có gì đấy không ổn, con Trang thì thằng Minh nó biết rõ tính cách làm sao, tao thì thấy thằng Vĩ trước chia tay con Trang xong lại chơi với mày và nó như thường thì lấy làm lạ. Nhưng bọn tao lại sợ mày buồn nên không dám nói, đáng nhẽ nếu nói sớm hơn thì cũng đâu đến nỗi khốn nạn thế này!

Tôi thở dài sườn sượt, càng nghĩ càng hận. Lòng tin trao nhầm chỗ, tự phụ thông minh để rồi bị chăn như chăn cừu. Thằng Hoàng an ủi tôi:

- Thôi cái gì qua thì cho nó qua! Nghĩ nhiều nó mệt óc bỏ mẹ! Đi chơi với bọn tao tý cho đỡ chán.

Tôi với hai đứa nó vòng qua Đống Đa, tạt vào quán chè ngồi. Thằng Hoàng gọi chè cốm cho cả ba thằng. Vừa ăn vừa nói chuyện, thằng Minh thì ăn ào ào, nhai đá rào rạo như để xoa dịu cơn tức. Ăn hết hai cốc chè to vật, nó mới nói :

- Bọn mày hôm trước có nghe phổ biến không?

Tôi với thằng Hoàng ngơ ngác. Nó hừ to, càu nhàu:

- Bố tổ sư hai thằng trên trời rơi xuống! Cuối tháng sau trường tổ chức Hội thao TDTT đấy, các lớp được cử người đi tranh giải, qua vòng cấp trường thì được thi cấp quận. Đủ các môn, nhưng còn cái hot nữa cơ: Từ nay, giờ Thể dục sẽ dạy võ tự vệ thay cho dạy động tác thể dục như mọi khi.

Nghe đến đánh đấm, thằng Hoàng hỏi:

- Ơ thế tự nhiên lại học à? Phải có lý do gì thì mới dạy chứ? Mà đứa nào cũng được học hả?

- Thằng ba ngơ này! Mày không biết mấy vụ gần đây hay xảy ra quanh trường mình à?

- Vụ nào cơ?

- Thì bọn con gái lúc đi học ca chiều đó, đi qua cái hẻm gần trường toàn bị mấy thằng khùng khùng nào đó nó trêu ghẹo, hôm nọ lớp 12A4 có hai chị bị trêu đó, có anh con trai lớp đó đi qua nên nhảy vào can, thế nào lại ăn đòn bầm người, tiền bị trấn sạch.

Tôi gật gù:

- À! Ra thế! Mà học võ cũng tốt, tự bảo vệ bản thân được, không thì parkour như tao này, không đánh được thì chạy, đố thằng nào đuổi kịp tao.

Thằng Hoàng xì dài một tiếng, phẩy phẩy tay:

- Chạy thì nói làm gì, ở lại đánh cho nó máu chứ!

Ông tướng này chưa học đã máu chiến thế này rồi, học xong chắc nó đi tìm người để thử đòn mất. Chẳng biết có đem được cái răng nào về không!

Thằng Hoàng đột nhiên vỗ trán cái đốp, bảo:

- Suýt quên! Ngày 28 tháng này trường mình tổ chức đi tham quan Nhà thờ Phát Diệm đấy! Xong thì cắm trại trên núi gần đó, mà cắm trại còn thi đua các lớp nhé, lớp nào trại đẹp nhất, ý nghĩa nhất thì được thưởng 1tr đồng, tặng cờ Thi đua treo trên lớp trong cả năm học nhé. Oai phải biết. 

- Thế đi bao lâu?

- Có thể cũng hỏi. Tất nhiên là đi hai ngày hai đêm rồi. Sáng sớm ngày thứ ba lên đường về Hà Nội, ngang với di du lịch. Sướng vãi ra!

Tôi bảo:

- Thế chiều mai cánh con trai lại trước nhé. Bàn tính chuyện trọng đại, phen này quyết lấy cái cờ về treo cho đẹp, lớp mình thêm cái đó nữa là gần đủ bộ sưu tập huy chương, bằng khen của nhà trường rồi. Bọn lớp khác vào chỉ cần nhìn xuống cuối lớp thôi cũng thấy hoảng rồi. 

Nói chuyện phiếm thêm lúc nữa, ba thằng kéo nhau về. Trong đầu tôi bắt đầu suy tính về cái khung cảnh mơ ước của buổi tham quan, các lớp khác, Ban giám hiệu sẽ trầm trồ nhìn cái trại hoành tráng của lớp tôi mà thán phục. 

Sáng hôm sau, cả buổi ngồi học tôi cứ hồi hộp vì chuyện đi tham quan. Đợi lúc hết giờ, thằng Hoàng leo lên bục giảng, gõ thước cành cạch, cả lớp quay lên nhìn, nó thì dõng dạc:

- Con trai chiều nay tụ họp tại cổng trường lúc 3h nhé, bàn xem tham quan làm thế nào. 

Con Thy ở dưới lịch bịch chạy lên, nhảy loi choi:

- Nghe lớp trưởng nói này, chiều nay con gái cũng đến tất, không thể để bọn đàn ông khốn kiếp nó làm trùm.

Ở phía dưới, lũ con gái hò reo ầm ĩ, cười phé lé với nhau tán thưởng, con An cũng nhảy cẫng lên vỗ tay, xong nó đột nhiên quay đằng sau, nhoài người ra bàn, chớp chớp mắt nhìn tôi, ỏn ẻn:

- Hưng ơi! Hưng tốt bụng ơi!

- Gớm! Sởn da gà! Mày muốn gì?

- Đi tham quan thì mang đồ ăn mày làm cho tao ăn cùng nhé!

- Hở? Đến đấy mới nấu cơ mà!

- Ừ cũng được! Nhưng tao ăn miếng đầu tiên nhé!

Tôi khoát tay:

- Rồi! Rồi! Con lợn háu ăn!

Nó đứng sang bên, nhún nhảy người tưng tưng, vỗ vỗ vào hai má phúng phính, cười toe:

- Mẹ tao bảo con gái phải có da có thịt mới đẹp. Tao ăn uống điều độ nên mới đẹp thế này chứ!

Tôi búng vào cái chỏm tóc của nó, bước ra nhà để xe, ngoái lại bảo:

- Đã bao giờ mày soi gương chưa?

- Sáng nào tao chẳng soi!
- Thế thì mỗi ngày vỡ một cái gương à? Phung phí vãi!

Nó nghe xong, ngẫm nghĩ rồi mặt cau có, cầm cái thước kẻ rượt tôi xuống tít tận nhà để xe. Ăn bốn năm thước tét vào đùi, tôi hoảng quá nhảy tót lên xe phóng về, còn đang lấy đà thì nó đuổi kịp, nhảy phốc lên yên sau, túm mũ tôi giật, hét:

- Nhong nhong nhong! Ngựa ngu đi nhanh lên, về ta cho nắm rơm!

- Con này láo! Mày muốn chết à? Tao hất cho cái là lăn lông lốc đấy!

- Bà thách ! Đi nhanh lên quân trâu ngựa!

Tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt, đèo nó đi hết 4km "đau khổ". Trông nó thế này, chắc chắn chẳng ai nghĩ nó là trùm của một lũ nặc nô rạch giời rơi xuống. 
Nhưng bất kể nó là ai, quan hệ xã hội thế nào, trong mắt tôi nó vẫn mãi là con An ngô nghê ham ăn của tôi, hiểu rõ lòng tôi chỉ qua sự im lặng. 

Chiều hôm đó, cả cái lớp tụ tập lại nhốn nháo ở cổng trường, bác bảo vệ phải ra dẹp loạn, xua bọn nhí nhố ra chỗ khác. Cả lũ rồng rắn kéo nhau ra công viên Thống nhất, con Thy trèo tót lên ghế đá để bù đắp chiều cao khiêm tốn, nó nhảy như con choi choi kêu mọi người tập hợp, anh Sơn nhà ta cũng hăng hái chạy ngang chạy dọc bảo từng đứa ổn định. Chị đại hạt mít phát biểu:

- Chỉ còn hơn một tuần nữa, trường ta sẽ đi tham quan khu di tích nhà thờ đá Phát Diệm, nửa ngày đầu đi tham quan, còn nửa ngày sau thì dựng trại thi đua. Nhưng có một vấn đề!

Cả lũ nhao nhao lên:

- Vấn đề gì? Nói nhanh lên cái!

Con Thy nói:

- Nhà trường giới hạn kinh phí dựng trại không được phép quá 800 nghìn đồng, để đảm bảo công bằng cho các lớp có quỹ lớp eo hẹp. Mục tiêu là dùng trí tuệ, năng lực sáng tạo bản thân để dựng trại theo chủ đề: "Thanh niên thi đua tiến lên, xứng đáng là chủ nhân tương lai đất nước".

Thằng Quang xìu rõ to, lắc lắc đầu, xua tay:

- Tưởng cái gì, chứ cái đó thì chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ trong giỏ.

Thằng Minh tiếp:

- Kinh phí giới hạn càng tốt, đỡ đóng góp lãng phí, để tiền liên hoan cuối năm. Chứ không giới hạn thì quá lợi cho bọn A1, A3, A4. Lớp chúng nó toàn tiềm lực tài chính hùng hậu, có khi thuê người làm trọn gói, thắng chắc.

Tôi giơ tay nói:

- Mà giờ bàn xem đến đó ăn uống ra làm sao cái. Đừng ai bảo là bánh mì thịt hộp với xúc xích nhé. Tao mà nghe thấy đứa nào có ý kiến giống thế, tao vả cho rơi răng!

Tôi vừa dứt lời, một lũ nhao nhao lên, nhăn nhở đùa:

- Tao này! Tao này!

- Bố thách mày đấy!

- Răng này, mày vả thử xem!

Thấy chúng nó manh động quá, tôi vội lùi lại, tịt ngòi ý kiến. Thằng Hoàng hô to:

- Thống nhất thế này nhớ! Con trai lo dựng lều trại, con gái cử ra 4 đứa trang trí, còn lại lo việc nấu nướng thôi. Còn ăn gì thì tùy, bọn tao cứ nhai được là ok, miễn không đói là ổn!

Thằng Sơn đáp:

- Mua thịt sẵn, bỏ hòm lạnh khuân đi, đến nơi thì mở ra nấu. Mang cả gạo, củi, đồ xong nồi, gia vị các thứ nữa. 

Bàn bạc thêm lúc nữa, con Thy cho giải tán, bọn con gái về nhà, còn cánh con trai bọn tôi thì tập trung hết về nhà thằng Hoàng bàn tính vẽ phác cách dựng lều trại.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét